Banner cho bài viết:ĐỀ THI THỬ THPTQG  MÔN NGỮ VĂN 2025, Đọc hiểu truyện ngắn Mẹ vắng nhà, Viết trách nhiệm của thế hệ trẻ
Ôn tập Ngữ Văn 12

ĐỀ THI THỬ THPTQG MÔN NGỮ VĂN 2025, Đọc hiểu truyện ngắn Mẹ vắng nhà, Viết trách nhiệm của thế hệ trẻ

I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Đọc văn bản sau:

MẸ VẮNG NHÀ - NGUYỄN THI

     (Lược phần đầuNgười mẹ là một du kích thường xuyên xa nhà. Nhân vật Bé – đứa con gái lớn mới mười tuổi chăm sóc cho bốn đứa em. Bé thường hay trèo lên ngọn dừa để trông tin má và rồi giả bộ làm cô giáo để dạy các em học dù Bé chưa biết chữ …)

[...]
- Tờ im tim huyền tìm... Mĩ mà diệt! Diệt Mỹ ngụy, nghen.
     Hàng chữ trắng lung linh trong nắng. Lúc treo tấm bảng lên, người dân Tam Ngãi chẳng ai nghĩ rằng ở đây lại thành một lớp học. Ngày ngày, chen vào giữa những đợt bom và đại bác, lũ trẻ chơi lại trò chơi đó. Và cũng với bài học đó, mỗi ngày, những cặp mắt tròn vo của chúng lại mở ra thêm những hiểu biết ngây thơ kỳ lạ mới. Khi thì bà Sáu vừa rầy vừa bưng sang một rổ khoai để lớp học ăn cho no bụng, vì mẹ lớp học vắng nhà. Khi thì đang giữa buổi học, thằng Hiển phát lên giọng chửi quen thuộc: "ụ ẹ thằng Mĩ", giọng ngọng líu của nó làm cho lũ trẻ cười um lên. Khi thì con Thanh phát hiện thấy bác Hai huyện ủy đứng nép ở bên kia rạch nhìn sang chị em nó thiệt lâu, rồi bác cười. Khi thì con bé tự cảm thấy mình là cô giáo thật. Cô giáo đã có nón đội đầu, có bao bàng cầm tay, nhưng cô giáo còn phải nói chuyện gì với học trò nữa chớ? Nó nghiêng đầu, ngẫm nghĩ, cười tủm tỉm vành môi trên hơi cong lên:
- Tìm Mĩ mà đánh là như má đánh giặc vậy heng! Tụi bây chịu không?
- Chịu mừ. Con Thanh gật đầu, nhẽn tóc chót đuôi bò của nó ở sau gáy chớp lên một cái, thằng em nhỏ liền níu ngay lấy, cho vào miệng.
- Hiển cũng chịu. Hiển đi với má heng chị?
Thằng Hiển vừa toan chồm dậy thì bị con Anh ôm lấy cái bụng tròn:
- Tao đi mang đạn cho má bắn chóc đùng, không cho mày đi!
- Má của em mừ...
- Má của tao chứ của mày hồi nào?
     Thằng nhỏ càng gỡ, con Anh càng ôm chặt, mặt hai đứa đỏ lơ đỏ lưởng.
      Nếu người mẹ trở về, và nếu có thể đem đàn con ra trận được, trường hợp này chắc là chị sẽ cho chúng theo. Nhưng lũ trẻ không cần biết điều đó. Trong cuộc giành nhau này, đứa nào cũng đinh ninh rằng mình sắp được ôm súng theo mẹ ra mặt trận thật. Bởi vì đối với chúng xem ra chẳng có gì cản trở: Con đường đất giồng Tam Ngãi vẫn rộng rãi, sạch mát, ngày ngày đạn đại bác giặc khóet sâu từng mảng trên đó nhưng cũng không cản được chúng chạy qua chạy lại, mẹ chúng cũng vẫn đi trên đó từ nhà ra mặt trận, rồi lại từ mặt trận trở về. Còn bầu trời Tam Ngãi của chúng thì ngay cả trong hơi bom nổ hay cả trong giấc ngủ cũng vẫn xanh biết, mênh mông.
Ðó, bà Sáu ở bên kia lại phải lên tiếng. Con bé can em bằng cách đánh vần thật lớn lên. Con Anh sợ chị đọc hết nên vội buông thằng Hiển ra. ằnnng Hiển đang khóc nhè nhè ê a, miệng cũng đòi ra tiếng đánh vần rất gọn. Lớp học lại tiếp tục. Thường như vậy, người mẹ hiện về trong lòng lũ trẻ rất nhanh, chen vào giữa lớp học, hệt như một bóng xuồng vụt bơi xuống, rồi lại bơi đi trên con rạch trước cửa. Dường như chị về rất dễ dàng và ra đi cũng thật nhẹ nhàng. Lũ trẻ đã quen với hình ảnh ấyđên nỗi chẳng bao giờ chúng có ý nghĩ đòi mẹ ở nhà. Chúng giành nhau người mẹ cũng như đã giành nhau bầu trời Tam Ngãi là của chúng, con sông Hậu nhìn xa ngút mắt kia cũng là của chúng. Người mẹ nằm trong những cái quen thuộc ấy. Chị đi đánh và cảm thấy không bao giờ vắng nhà. Một đám mây cuồn cuộn bay ngang cũng có thể dễ dàng thay thế chị. Ngọn dừa cao vút, nhìn được rất xa làm cho người mẹ vắng nhà hóa gần lại. Trò chơi nhìn mẹ dỗ em của con Bé cũng sinh ra từ đó.
- Tìm Mĩ mà đánh! Ðờ anh đanh sắc đánh! Ðứa nào đánh rõ vần được chữ đánh thiệt tỏ mai mốt má cho đi học.
- Em mừ...Thằng Hiển nhổm dậy. ờ anh anh ... đắc ánh!
Con Anh quay ngoắc lại:
- Ðờ anh đanh sắc đánh, chớ! Mai không cho nó đi học nghen chị Hai?
Con Bé chẳng những không gật đầu mà lại còn quát con Anh, lông mày nó cong lên:
- Mày ngoe ngỏay vậy không cho mày đi. Bắt mày ở nhà giữ em tao đi!
Lập tức hai tay con Anh lắc lia:
- Em giống má, chị Hai cho em đi mừ... Em không ở nhà mừ....
- Mầy giống má hồi nào?
- Má nói má giống em mừ...
- Mầy giống má hay má giống mầy?
- Em giống má cái mũi con mèo mừ... Rồi nó ngửa cổ, muốn khóc giơ cái mũi con mèo lên. Ðờ anh đanh sắc đánh.... mà không cho người ta đi mừ...
Con Thanh nói:
- Em giống má cái mắt to, heng chị Hai?
- Em cũng giống má cái tóc nữa. Thằng Hiển bây giờ cũng nói kịp, tay nó cầm chỏm tóc trên đầu lôi lên. Má vẫn xoa đầu nó và kể rằng hồi nhỏ má đi ở đợ, tóc má cũng vàng hoe, cứng còng, in như nó vậy.
Con Bé không vội can đàn em. Chính nó cũng đang cảm thấy mình giống má. Cô giáo trường làng mà nó đang cố bắt chước đó bỗng biến ngay đi cùng với cái tay gõ nhịp của cô. Trước mắt nó, hình ảnh người mẹ hiện ra rõ ràng như có thể ôm chầm lấy được. Nó nói:
- Tụi bây gìanh nhau, tao biểu má không cho đứa nào đi hết. Ngồi yên nghen!
Nó nhìn đàn em không chớp rồi lấy tay gạt mớ tóc lòa xòa trên trán như kiểu người lớn gạt mồ hôi sau một việc làm vất vả. Mỗi lần về, má cũng hay nhìn nó và đàn em nó như vậy, trán má cũng đẫm nước mưa và má cũng đưa tay gạt ngang như vậy. Nó dựng nhánh trâm bầu xuống gốc dừa và nghĩ như má vừa dựng cây súng cạc- bin vào gốc cột. Nó vắt hai vạt áo vào hai ống quần như kiểu nước mưa trên đường về đã hắt vào người nó. Chúm chúm bàn tay, nó giúi vào bụng mỗi đứa một cái nói:
- Cho mỗi đứa một cái bánh nè...Rồi bẽn lẽn, vành môi trên hơi cong lên, nó nói tiếp - Tao cũng giống má, heng!
Con Thanh gật đầu. Thằng Hiển dòm lom lom vào tay chị để tìm xem còn có cái gì nữa không. Con Anh lắc đầu:
- Chị Hai không giống má mừ...
- Sao không giống?
- Không phải bánh, mừ...
Con Bé quay ngoắt người đi:
- Mầy nói tao không giống, lát má về tao không chia bánh cho mày nữa. Rồi, ai biểu mày nói tao không giống má...
Con Anh khóc:
- Không ... giống thiệt mà...
- Ðể một mình mầy giống hết, nghen!
Lập tức con nhỏ nín ngay.
     Lớp học rộn lên vì người mẹ rồi lại tiếp tục. Bóng dừa đã hơi ngả sang một bên. Sông Hậu mênh mang thỉnh thỏang lại thổi vào Tam Ngãi những cơn gió biển. Trong gió nghe như có tiếng hát. Mùi cá muối lẫn với mùi bom Na-pan từ những xóm cồn cũng theo vào. Những con vồng màu phù sa hiện ra với nắng nhấp nhô như những lượn sóng. Trên đầu những ngọn sóng ấy, đường xóm trải dài cùng với những bóng tre, bóng dừa và bóng trẻ con qua lại. Như những ông già Tam Ngãi thường nói, sau ngày miền Nam giải phóng, bắt cả bọn Mỹ ném cho mỗi thằng một cái xẻng, hẹn cho chúng một thời gian phải lấp cho hết những hố bom, hố đạn đại bác chúng đã gây ra trên miếng đất sinh sôi này.
- Tờ im tim huyền tìm Mĩ mà đá á nh!...
     Như con chim biển lần đầu tiên dang cánh lướt mình trên sóng, con Bé cũng đang muốn tìm hiểu ý nghĩa lớn lao của mặt biển trải ra sau hàng chữ đó. Nó nghĩ phải nói thêm với đàn em những gì nữa chớ? Nó thương cây dừa trước nhõ, vì hằng ngày nó leo lên đó nhìn má - Có phải nói như vậy không? - Nó thương má lắm, vì ằnnng Mĩ chưa chết hết nên má còn phải đi đánh chúng, má vắng nhà hoài nên cứ thương má hoài.

[...]

                                                         1969

                                               (Rút từ tập Nguyễn Thi - Truyện ngắn chọn lọc. NXB Văn học 1969)

Trả lời các câu hỏi.

Câu 1: Xác định người kể chuyện và điểm nhìn của đoạn trích trên.

Câu 2: Theo đoạn trích, trò chơi nhìn mẹ dỗ em của con Bé cũng sinh ra từ đâu.

Câu 3: Nêu chủ đề của đoạn trích trên.

Câu 4: Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ trong văn bản trên.

Câu 5: Qua đoạn trích, anh/chị có cảm nhận gì về chiến tranh qua góc nhìn của trẻ thơ. Từ đó nhận xét dụng ý của nhà văn khi tái hiện chiến tranh dưới góc nhìn của trẻ thơ.

II. VIẾT  (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ), phân tích, đánh giá chủ đề trong đoạn trich ở phần Đọc hiểu.
Câu 2 (4 điểm): Từ góc nhìn của người trẻ, anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước.

 

Tài liệu miễn phí - khi sao chép vui lòng dẫn nguồn: https://hocvancungricky.com